» » » » Cấm dùng tên danh nhân đặt tên doanh nghiệp

Thông tư quy định chỉ áp dụng cho những trường hợp doanh nghiệp đặt tên sau này, các doanh nghiệp đã đặt tên rồi thì không phải sửa đổi.


Một doanh nghiệp có tên riêng trùng với tên danh nhân - Ảnh: N.Khánh
Một doanh nghiệp có tên riêng trùng với tên danh nhân - Ảnh: N.Khánh

Thông tư “Hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc” vừa được Bộ VH-TT&DL ban hành ngày 1-10 đã vấp phải nhiều ý kiến không đồng thuận của những người nghiên cứu lịch sử, văn hóa cũng như giới luật sư và doanh nhân.

Bà Ninh Thị Thu Hương - phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, thuộc Bộ VH-TT&DL, đơn vị trực tiếp soạn thảo thông tư này - cho biết:

“Bộ VH-TT&DL không tự nghĩ ra những điều khoản trong thông tư này, mà đây là những quy định được bộ soạn thảo căn cứ trên nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ năm 2013 về đăng ký doanh nghiệp.

Và Bộ VH-TT&DL ban hành thông tư đó theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Việc cấm dùng tên danh nhân đặt tên doanh nghiệp đã được quy định tại khoản 3, điều 14, nghị định về đăng ký doanh nghiệp của Chính phủ trước đó rồi.

Nên nếu mọi người hỏi lý do vì sao lại cấm thì nên hỏi Chính phủ chứ không thể hỏi Bộ VH-TT&DL được.

Việc đặt tên đường, tên trường, tên đơn vị hành chính được mà tên doanh nghiệp không được thì bộ cũng không trả lời được”.

Theo thông tư của Bộ VH-TT&DL, doanh nghiệp không được lấy tên danh nhân Lý Thường Kiệt như thế này - Ảnh: Hữu Khoa
Theo thông tư của Bộ VH-TT&DL, doanh nghiệp không được lấy tên 
danh nhân Lý Thường Kiệt như thế này - Ảnh: Hữu Khoa

Theo bà Hương, việc xác định những ai là “danh nhân” mới đang trong quá trình Chính phủ yêu cầu Bộ VH-TT&DL đề xuất để Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác sẽ quyết định xem ai là danh nhân không được doanh nghiệp đặt tên. Lúc đó mới thực hiện thông tư này được.

Bà Hương nói: “Khi chưa có văn bản quy định những ai được coi là “danh nhân” thì các doanh nghiệp được đặt tên bình thường, còn khi nào có văn bản quy định những ai là “danh nhân” thì lúc đó doanh nghiệp mới bị cấm đặt tên. Còn bây giờ, kể cả sau ngày 25-11-2014, mà vẫn chưa có văn bản xác định những ai là “danh nhân” thì doanh nghiệp chưa bị ràng buộc bởi điều khoản không lấy tên danh nhân đặt tên doanh nghiệp của thông tư này”.

Bà cũng nói thêm thông tư quy định chỉ áp dụng cho những trường hợp doanh nghiệp đặt tên sau này, không quy định doanh nghiệp về mặt hồi tố, nên các doanh nghiệp đã đặt tên rồi thì không phải sửa đổi.

Vũ Viết Tuân - Tuổi Trẻ

About Unknown

Đến với dịch vụ của Lebrand, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng, thời gian hoàn thành và tính hiệu quả của chiến dịch.

Tags: Dich vu in an - thiet ke bao bi - thiet ke thuong hieu - thiet ke logo - thiet ke posm
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply