Để kiểm tra xem có ai đăng ký thương hiệu của mình ở Mỹ hay chưa, doanh nghiệp Việt Nam có thể vào trang chủ của Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO - địa chỉ www.uspto.gov).


Điều 6 trong chương II về quyền sở hữu trí tuệ của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có một nội dung quan trọng nhưng quá ngắn gọn nên có thể doanh nghiệp không chú ý. Nội dung nói, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ "áp dụng điều 6bis, Công ước Paris, với sửa đổi cần thiết, đối với dịch vụ".

Điều này có nghĩa là người nộp hồ sơ đăng ký một nhãn hiệu sẽ bị từ chối hay đã đăng ký rồi sẽ bị thu hồi giấy đăng ký nếu nhãn hiệu giống hay tương tự nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký ở bất kỳ nước thành viên nào của Công ước Paris (mà cả Mỹ và Việt Nam đều là thành viên). Chẳng hạn, giả sử dù IBM hay Microsoft chưa đăng ký ở Việt Nam, cơ quan đăng ký nhãn hiệu nước ta cũng sẽ không bao giờ cấp chứng nhận cho một công ty Việt Nam đòi sử dụng nhãn hiệu này hay tương tự kiểu IBM-V hay Microsop.

Cho nên, ở Việt Nam, Vinamilk là nhãn hiệu nổi tiếng thì khi đăng ký nhãn hiệu này ở Mỹ, Vinamilk phải được ưu tiên, không thể có một công ty nào đó của Mỹ đăng ký sử dụng nhãn hiệu này và cấm sản phẩm của Vinamilk xuất hiện trên thị trường Mỹ. Tất nhiên, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng định nghĩa rõ thế nào là nổi tiếng để tránh tranh cãi về sau.

Kiểm tra đăng ký thương hiệu

Trong tất cả các chương của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, chương II về quyền sở hữu trí tuệ, ở phần nhãn hiệu hàng hóa, tinh thần quan trọng nhất là đối xử quốc gia, có nghĩa là công ty Mỹ đăng ký thương hiệu tại Mỹ như thế nào, thì doanh nghiệp Việt Nam sang bên đó đăng ký cũng chừng ấy thủ tục, không được gây khó dễ.

Riêng phần nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có đề cập thêm loại nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu tập thể là loại nhãn hiệu dùng chung cho các thành viên của tổ chức, một nhóm như Coopmart, còn nhãn hiệu chứng nhận do người chủ sở hữu cho phép người khác dùng đại loại như biểu trưng: "Hàng Việt Nam chất lượng cao".

Muốn đăng ký nhãn hiệu thường phải thật sự sử dụng nhãn hiệu đó. Trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có nói, không được từ chối đơn đăng ký chỉ vì lý do dự định sử dụng chưa được thực hiện. Thời hạn tối đa hoãn ý định sử dụng nhãn hiệu là ba năm kể từ ngày nộp đơn. Nói như vậy có nghĩa là công ty Mỹ vẫn có thể đăng ký nhãn hiệu Việt Tiến cho mặt hàng áo sơ mi (nếu chưa có ai đăng ký) và không nhất thiết phải có sản phẩm này trên thị trường trong vòng 3 năm.

Một nhãn hiệu sau khi đăng ký có hiệu lực trong 10 năm; sau đó cứ 10 năm gia hạn lại. Còn một nhãn hiệu sau 3 năm không sử dụng mà không có lý do chính đáng có thể bị thu hồi giấy đăng ký.

Muốn biết đã có ai đăng ký nhãn hiệu của mình


Trên trang chủ của Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO - địa chí www.uspto.gov), hiện có 168 hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mà người đăng ký có địa chỉ ở Việt Nam, trong đó có các nhãn hiệu đã được chấp nhận như Yomilk, sữa Phúc Lộc Thọ, Bibica.. So với 3 triệu nhãn hiệu mà USPTO đang quản lý thì con số đó quá nhỏ.

Ngoài ra, cũng có nhiều nhãn hiệu Việt Nam bị các công ty Mỹ đăng ký, ví dụ nước mắm nhĩ Phú Quốc do Công ty Kim Seng tại California đăng ký từ tháng 2/1998. Thương hiệu Trung Nguyên,đã có hồ sơ của Rice Field Corp đăng ký nhãn hiệu cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuật Trung Nguyên (bằng tiếng Việt) vào tháng 11/2000. đến tháng 8/2001 mới có hồ sơ của chính Trung Nguyên đăng ký nhãn hiệu "Trung Nguyên - nguồn cảm hứng sáng tạo mới". Chưa thấy hồ sơ nào được công nhận chính thức.

Nguồn: SQ Việt Nam

About Unknown

Đến với dịch vụ của Lebrand, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng, thời gian hoàn thành và tính hiệu quả của chiến dịch.

Tags: Dich vu in an - thiet ke bao bi - thiet ke thuong hieu - thiet ke logo - thiet ke posm
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply